Ngày nay, bệnh sùi mào gà ở miệng là một bệnh lý tương đối phổ biến, do virus HPV gây ra và chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Mặc dù bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh.
Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 7% người Mỹ trong độ tuổi từ 14 đến 69 mắc sùi mào gà ở miệng với tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới trong suốt ba thập kỷ qua. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở môi, miệng và những ảnh hưởng của nó gây ra. Hãy cùng Bệnh viện Bảo Ngọc theo dõi bài viết dưới đây hiểu rõ hơn các loại và nguyên nhân gây ra nó là gì nhé!
Bệnh sùi mào gà ở miệng là bệnh gì?
Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội phổ biến, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là virus HPV (human papillomavirus), một loại virus u nhú rất phổ biến. Hiện có hơn 200 loại HPV được phân loại thành hai nhóm: “nguy cơ thấp” và “nguy cơ cao” liên quan đến khả năng gây ung thư.
Khi một người nhiễm virus HPV, đặc biệt là các loại HPV type 6 và HPV type 11 họ có nguy cơ cao mắc sùi mào gà. Triệu chứng của bệnh thường biểu hiện qua sự xuất hiện của các u nhú hoặc nốt sần tại cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp những nốt u nhú này có thể xuất hiện ở miệng hoặc lưỡi, được gọi là sùi mào gà ở miệng.
Sùi mào gà ở miệng có những loại nào?
Sùi mào gà ở miệng dạng u nhú hình vảy
Dạng này dễ nhận thấy bằng mắt thường với các vết lở loét sần sùi. Chúng có hình dạng giống như bông súp lơ hoặc mảng vảy cá dày, với màu sắc từ hồng nhạt đến hồng đậm, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Sùi mào gà ở miệng dạng mụn cóc (mụn cơm)
Dạng này có hình dạng giống như những hạt cơm, có đường kính khoảng 1-3mm, với màu trắng hoặc hồng. Nếu không phát triển quá lớn, chúng thường không gây cảm giác khó chịu.
Bệnh heck
Bệnh heck là một bệnh lý do virus HPV type 13 và HPV type 32 gây ra với biểu hiện là nhiều mảng mờ không đồng đều trên mặt lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Các mảng này có thể có màu trắng, hồng nhạt hoặc đỏ, không gây đau hay khó chịu cho người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng đến vị giác.
Bướu Condyloma
Bệnh bướu Condyloma do virus HPV type 2, 6 và 11 gây ra. Dạng này thường được mô tả như phần rìa của sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, nhưng vẫn có nguy cơ lây qua vùng niêm mạc lưỡi hoặc gần bờ lưỡi. Người bệnh bị sùi mào gà ở miệng có thể cảm thấy đau đớn khi ăn uống hoặc giao tiếp, do kích thước lớn gây cản trở đường thở.
Con đường lây truyền sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng được biết đến là căn bệnh xã hội chủ yếu xảy ra ở những người có thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây lan qua một số nguyên nhân khác, bao gồm:
- Lây qua vật dụng trung gian: Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm, như khăn tắm, khăn lau mặt, hoặc bàn chải đánh răng, có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.
- Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, và thường xuyên thực hiện quan hệ bằng đường miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hôn sâu trực tiếp: Khi hai người hôn sâu, vùng miệng của họ tiếp xúc mạnh mẽ và liên tục. Nếu một trong hai người mắc sùi mào gà ở miệng, nguy cơ lây nhiễm virus HPV là rất cao.
Nguyên nhân gây ra bị sùi mào gà ở miệng
Nguyên nhân chính gây sùi mào gà ở miệng là do nhiễm virus Papilloma (HPV). Sùi mào gà và HPV thực chất là hai khía cạnh của cùng một loại virus, nhưng có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. HPV là thuật ngữ chung cho papillomavirus ở người, với nhiều loại và phân loại khác nhau, trong đó sùi mào gà ở miệng là một dạng.
Virus HPV có thể lây nhiễm qua nhiều con đường, bao gồm:
Quan hệ tình dục bằng đường miệng: Sùi mào gà có thể lây qua đường miệng khi virus xâm nhập vào cơ thể, thường thông qua các vết cắt hoặc vết rách nhỏ bên trong miệng do quan hệ tình dục. Việc có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm: Sùi mào gà ở miệng có thể lây qua việc tiếp xúc với vùng da bị nhiễm. Nếu vô tình chạm vào các sang thương do sùi mào gà trên môi, quanh miệng hoặc niêm mạc miệng, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn, đặc biệt nếu trên da có vết xước, vết loét hoặc vết thương hở.
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân, đặc biệt là son môi, có thể dẫn đến lây nhiễm sùi mào gà ở miệng. Virus HPV có thể tồn tại trên các đồ dùng cá nhân của người bệnh và dễ dàng lây sang người khỏe mạnh.
Những yếu tố nguy cơ khác: Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng bao gồm:
Hệ miễn dịch yếu hoặc sức đề kháng suy giảm.
- Nam giới có nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng cao hơn nữ giới.
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn và tăng nguy cơ ung thư miệng.
- Quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hôn.
- Có nhiều bạn tình hoặc thường xuyên thay đổi bạn tình.
Sùi mào gà ở miệng có bị đau không?
Trong giai đoạn đầu, sùi mào gà ở miệng thường không gây cảm giác đau và người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển và các nốt u nhú tăng về số lượng và kích thước, người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy đau.
Cảm giác đau thường xuất hiện khi ăn uống, nói chuyện hoặc trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây khó khăn trong việc ăn uống hoặc giao tiếp. Nếu bạn nghi ngờ mình bị sùi mào gà hoặc có bất kỳ triệu chứng nào liên quan, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Sự khác nhau giữa sùi mào gà ở môi và nhiệt miệng
Sùi mào gà ở môi trong giai đoạn khởi phát có thể giống với một số bệnh dị ứng da, hạt Fordyce, hoặc nhiệt miệng. Chỉ khi bệnh phát triển thành những mụn rõ ràng, người bệnh mới nhận ra mình mắc sùi mào gà.
Đối với nhiệt miệng, người bệnh thường có vết loét với bờ đỏ ở vùng môi, miệng (như lưỡi, vòm miệng, nướu), gây cảm giác đau rát và thường tự khỏi sau 10-15 ngày mà không để lại sẹo.
Ngược lại, sùi mào gà không có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh. Khi xuất hiện, triệu chứng của sùi mào gà ở miệng là các mảng đỏ hoặc trắng xung quanh môi, sau đó phát triển thành những nốt sần và tạo thành mảng có hình dạng giống như súp lơ.
Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng
Giai đoạn 1: Ủ bệnh sùi mào gà ở miệng
Giai đoạn đầu là thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 2 đến 9 tháng sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Đối với sùi mào gà ở miệng, thời gian ủ bệnh thường ngắn hơn từ 3 đến 8 tuần. Trong giai đoạn này, có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện vài vết loét, mảng trắng hoặc nốt sần li ti quanh lưỡi, miệng và vòm họng.
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong miệng.
Giai đoạn 2: Khởi phát
Trong giai đoạn này, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn và cần được điều trị y tế. Một số dấu hiệu bao gồm:
- Nổi u nhú như mụn nhọt trong họng, lưỡi, lợi, nướu hoặc miệng. Các u này có kích thước nhỏ, màu hồng nhạt hoặc màu da, mọc rải rác thành từng nốt.
- Cảm thấy đau và khó nuốt khi ăn uống.
- Cảm giác ngứa và vướng víu trong miệng.
- Chảy máu khi ăn uống, đánh răng hoặc trong sinh hoạt hàng ngày.
- Hơi thở có mùi hôi.
Giai đoạn 3: Phát Triển bệnh sùi mào gà ở miệng
Trong giai đoạn phát triển, người bệnh sẽ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cần điều trị y tế. Các dấu hiệu bao gồm:
- Nốt sùi phát triển về kích thước và số lượng, có thể mọc khắp miệng.
- Xuất hiện mủ. Nếu chạm vào, nốt sùi có thể vỡ, gây lỡ loét và chảy máu.
- Đau rát cổ họng, gây khó khăn khi ăn uống và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Chán ăn, sụt cân nhanh chóng do không thể ăn uống.
- Đau xương hàm và amidan.
- Lưỡi sưng và cảm giác tê nặng.
- Xuất hiện ban, mẩn đỏ trong khoang miệng.
Giai đoạn 4: Biến chứng xảy ra
Giai đoạn cuối của bệnh sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như ung thư vòm họng và nhiễm trùng khoang miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các tổn thương sức khỏe sau:
- Nhiễm trùng miệng, sưng tấy.
- Tiết dịch, loét và chảy máu.
- Biến chứng ung thư hậu môn hoặc ung thư vòm họng
Sùi mào gà ở miệng là một bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ. Nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Việc nhận diện và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh xã hội hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Bảo Ngọc qua hotline 0963.310.115 để được hỗ trợ và chăm sóc y tế tốt nhất nhé!